Banner trái

Bệnh đái dắt, đi tiểu rắt – Nguyên nhân và cách chữa bệnh đái dắt

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Đái dắt là gì (tiểu rắt)

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong một ngày với lượng nước tiểu ít. Nước tiểu thường có màu vàng đục. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau ở niệu đạo và rất khó khăn. Tình trạng này thường gặp ở cả nam giới và nữ giới và gây rất nhiều phiền thoái khó chịu cho người bệnh. Người bình thường chỉ tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu vào ban đêm nhưng người mắc chứng tiểu rắt đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần đi tiểu có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm. Đái rắt thường đi kèm với tiểu buốt.

Bệnh đái dắt, tiểu rắt
Bệnh đái dắt, tiểu rắt

Nguyên nhân gây bệnh đái dắt

Đái rắt là một loại bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng thường được chia làm 2 loại nguyên nhân chính như sau:

Do các yếu tố chủ quan từ người bệnh

Các yếu tố gây ra bệnh đái rắt thường là do sự va chạm của bộ phận dương vật hay âm đạo với các vật thể khác gây ra các tổn thương tức thì. Nguyên nhân có thể do đạp xe thường xuyên và lâu năm làm cho xương chậu và bộ phận bài tiết bị cọ xát và chèn ép, có thể do quan hệ dục tình quá thô bạo hay do tập luyện thể thao không đúng cách làm ảnh hưởng đến các vùng hay cơ quan của hệ bài tiết. Các nguyên nhân gây bệnh này thường gặp ở các bệnh nhân nhỏ tuổi hoặc người già, bộ phận bài tiết còn yếu rất dễ bị tổn thương.

Do các nhân tố bệnh lý

  • Những nhân tố bệnh lý có thể dẫn tới bệnh đi đái dắt như: bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, sỏi thận, viêm hay ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu trục đường, hẹp bao quy đầu hay tắc bao quy đầu…
  • Các mẫu này đều gây ra hiện tượng đái dắt nhiều hoặc ít tùy theo từng loại bệnh và mức độ nặng hay nhẹ của từng bệnh, thường ngày thì các nguyên nhân dẫn đến việc bệnh đi tiểu rắt đều ảnh hưởng tới đường tiết niệu ống dẫn và tư thế đái bởi thế mà người bệnh cần đặc biệt chú ý nếu như gặp phải các loại bệnh này.
  • Ngoài ra nó còn có thể do các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc tổn thương ở trực tràng. Chúng gây viêm bên trong và ảnh hưởng ra bên ngoài đường niệu đạo bởi chúng ở gần nhau.
  • Nữ giới bị tổn thương ở bộ phận sinh dục, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung cũng có thể bị đái dắt. Các bệnh như ung thư thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục cũng có dấu hiệu đái rắt.
  • Trên đây là các nguyên nhân thường gặp gây ra đái rắt, nó là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Để chữa khỏi đái rắt cần chữa khỏi bệnh lý bên trong trước. Vì vậy khi bị tiểu rắt cần đi khám sớm
  • Với cơ chế đi tiểu bình thường thì khi nước tiểu đầy bàng quang sẽ có phản xạ co bóp. Lượng nước tiểu trung bình đầy bàng quang từ 250-300 ml tùy người. Nếu bạn buồn tiểu nhiều lần, lượng nước lại ít thì chứng tỏ bạn đã bị đái rắt. Lúc này bạn không nên coi thường bỏ mặc mà nên đi khám và điều trị sớm.

Biểu hiện của bệnh đái rắt

  • Tần suất đi tiểu nhiều: Thông thương chúng ta tiểu tiện 5-6 lần trong ngày và thường ít đi tiểu vào ban đêm. Nhưng khi có hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày và mỗi lần đi tiểu rất ít, tiểu nhiều vào ban đêm. Số lần đi tiểu ở mỗi người là khác nhau nhưng có thể lên tới 10-20 lần/ngày, đêm.
  • Lượng nước tiểu đi mỗi lần rất ít hoặc cũng thể đi mà không ra nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm và khai
  • Mỗi lần đi tiểu lại với cảm giác đau buốt, căng và tức bụng
  • Luôn buồn đi tiểu dù vừa đi tiểu xong, đặc biệt hầu hết là đi tiểu về đêm
  • Cảm giác buồn tiểu đột ngột và khó trì hoãn lại nên người bệnh nhiều khi không kìm giữ được dẫn đến chứng tiểu són. Người bệnh có cảm giác mót tiểu khẩn cấp và tăng số lần đi tiểu, số còn lại thì mất khả năng kìm giữ kèm mót tiểu dữ dội, phải đi tiểu nhiều.

Tác hại của bệnh đái dắt

  • Bị đái rắt có rất nhiều tác hại, đầu tiên là người bệnh phải luôn túc trực và mỗi lần đi tiểu lại rất đau và buốt, người bệnh đi tiểu rắt bị ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Thường bị đái rắt về đêm khiến cho người bệnh sẽ mất ngủ thường xuyên và đem lại cảm giác lo lắng bất an.
  • Người bệnh nếu như để đái rắt ra máu lâu ngày không chữa trị sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho hệ bài tiết gây viêm nhiễm và hàng loạt những bệnh lý khác, tích trữ các chất độc hại làm cho sức đề kháng của người bệnh bị sút giảm đi rất nhiều.
Bài viết liên quan

Cách chữa bệnh đái dắt

  • Khi bị đái rắt người bệnh không nên mua thuốc về tự điều trị tại nhà. Bạn cần đến phòng khám để thăm khám và chuẩn bệnh chính xác. Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc và có phương pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.
  • Các nguyên nhân như viêm niệu đạo, viêm bàng quang chỉ cần uống kháng sinh theo hướng dẫn.
  • Trường hợp do viêm thận, bị sỏi bàng quang bác sĩ sẽ có cách phẫu thuật hay uống thuốc để chữa trị. Một số trường hợp viêm thận nặng, viêm thận cấp tính cần phải cấp cứu để tránh bệnh nhân bị suy thận.
Cách chữa bệnh đái dắt hiệu quả
Cách chữa bệnh đái dắt hiệu quả
  • Nếu bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục cần đi khám sớm để không lây cho bạn tình của mình. Nếu đi khám cần phải dẫn cả vợ hoặc chồng đi khám để tránh hiện tượng người kia bị và lây lại.
  • Điều trị bệnh đái rắt hiện nay ngoài thuốc kháng sinh còn có rất nhiều bài thuốc dân gian. Nếu bệnh do các nguyên nhân về đường tiết niệu và thận thì điều trị bằng các bài thuốc dân gian sẽ có hiệu quả nhanh chóng.
  • Cần thăm khám kiểm tra định kỳ để tránh nguy cơ bệnh tái phát, đồng thời chú ý vệ sinh cá nhân đặc biệt là sau mỗi lần giao hợp.

Muốn chữa bị đái dắt dứt điểm cần phải đi khám và chẩn đoán bệnh cẩn thận. Bởi đây là triệu chứng bệnh phổ biến của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nên tìm tới phòng khám uy tín để thăm khám điều trị. Nó có thể có nguyên nhân từ các bệnh phụ khoa hay nam khoa, các bệnh về thận, niệu đạo. Vì vậy không nên chủ quan khi bị đái rắt, điều trị sớm sẽ nhanh khỏi bệnh.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan

Các bênh thường gặp