Banner trái

Đi tiểu ra máu là bệnh gì – Nguyên nhân và cách khắc phục

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Đi tiểu ra máu là bệnh gì

Đi tiểu ra máu (đi đái ra máu) là tình trạng người bệnh khi đi tiểu tiện thấy có máu lẫn trong nước tiểu. Tiểu ra máu là căn bệnh bắt gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Dù bạn là ai? nam hay nữ, già hay trẻ thì cũng đều có thể bị mắc căn bệnh này.

Tiểu ra máu được chia làm hai loại: tiểu ra máu vi thể (không thể quan sát được bằng mắt thường, chỉ nhìn thấy được khi quan sát nước tiểu dưới kính hiển vi) và tiểu ra máu đại thể (có thể quan sát được vì thấy máu lẫn trong nước tiểu).

Nguyên nhân đi tiểu ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đái ra máu, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý như:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân phổ biến và dễ hay mắc phải dẫn đến tình trạng đi tiểu ra máu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên tình trạng tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận…khiến cho màng lọc bị giảm chức năng dẫn đến hồng cầu sẽ ra nhiều theo đường nước tiểu.

Nguyên nhân đi tiểu ra máu
Nguyên nhân đi tiểu ra máu

Sỏi đường tiết niệu

Bị sỏi đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây đi tiểu ra máu. Ở các vị trí như thận, niệu quản, viêm bàng quang, niệu đạo…đều có thể xuất hiện sỏi. Khi bị mắc sỏi ở đường tiết niệu nó sẽ gây ra tiểu rắt ra máu di chuyển xuống làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu.

Ung thư tuyến tiền liệt

Tiểu ra máu nguyên nhân còn do các khối u của hệ tiết niệu như: u bàng quang, u thận. Các biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng nên người bệnh không phát hiện được sớm bệnh. Chỉ đến khi tiểu máu đại thể mới đi khám thì khối u thường đã ở giai đoạn di căn nghiêm trọng.

Phát triển tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm ở ngay dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo, thường phát triển khi ở lứa tuổi trung niên. Khi tuyến phì đại, nó chèn ép vào niệu đạo, cản trở dòng tiểu gây triệu chứng đái khó, đái ngắt quãng… và có thể gây đái máu đại thể hoặc vi thể.

Tiểu ra máu do bệnh di truyền

Những người có bệnh di truyền về thiếu máu cũng có thể là nguyên nhân gây ra máu trong nước tiểu, có thể ở mức vi thể hoặc đại thể. Hội chứng Alport (tác động vào các màng lọc của tiểu cầu thận) cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiểu máu.

Chấn thương thận hoặc thể dục nặng

Trường hợp thận bị tổn thương do va đập, do tai nạn hoặc luyện tập các môn thể thao mạnh có thể gây tổn thương đến bàng quang, mất nước hoặc sự cố các tế bào máu đỏ… Biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được ngay sau khi thực hiện một buổi tập dữ dội.

Bệnh về thận

Viêm cầu thận gây viêm nhiễm hệ thống lọc của thận cũng là nguyên nhân phổ biết gây ra vi chảy máu. Viêm cầu thận có thể là một phần của một bệnh hệ thống, chẳng hạn như tiểu đường, hoặc nó có thể xảy ra riêng một mình. Nguyên nhân của viêm cầu thận hoặc do nhiễm virus hoặc các bệnh mạch máu (viêm mạch), các vấn đề miễn dịch như bệnh lí thận… chúng ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ, lọc máu trong thận.

Dấu hiệu bệnh đi tiểu ra máu

Theo thống kê, 80% trường hợp gặp các triệu chứng đi tiểu ra máu đều gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, 20% trường hợp còn lại đều phải chịu những ảnh hưởng do bệnh gây ra. Vậy làm cách nào để nhận biết các dấu hiệu của bệnh tiểu ra máu?

Dấu hiệu đi tiểu ra máu cấp tính

  • Là tình trạng trong nước tiểu có lẫn hồng cầu tuy nhiên lượng rất ít không đủ để làm thay đổi màu nước tiểu nên bằng mắt thường chúng ta không thể nhận biết sự xuất hiện của máu.
  • Người bệnh phải tiến hành xét nghiệm nước tiểu mới có thể phát hiện ra các tế bào hồng cầu.
  • Đây có thể là mức độ nhẹ của bệnh, giai đoạn cấp tính và những dấu hiệu như đi tiểu bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ít, tiểu không tự chủ cũng đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên mức độ bệnh lúc này còn nhẹ và không phải ai cũng có những dấu hiệu bệnh đi tiểu ra máu này.
Dấu hiệu đi tiểu ra máu cấp tính
Dấu hiệu đi tiểu ra máu cấp tính

Dấu hiệu đi tiểu ra máu mãn tính

  • Là hiện tượng nước tiểu có lẫn nhiều hồng cầu và tiểu ra máu đã kéo dài nhiều ngày. Bệnh dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
  • Nước tiểu sẽ có màu đỏ, vàng đậm, màu dỉ sắt hoặc nâu, hồng khác nhau. Máu có thể theo nước tiểu ra từng giọt hoặc thành từng tia nhỏ với lượng máu tươi. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất máu, thiếu máu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hơn…
  • Đây là giai đoạn nặng của bệnh tiểu ra máu kèm theo những biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát đường tiểu gia tăng… khiến cho người bệnh cảm giác rất khó chịu.
  • Ngoài ra, tiểu ra máu xuất hiện đột ngột và không kèm theo đau là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư bàng quang. Niệu huyết cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận hoặc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, đặc biệt với những người trên 50 tuổi.
  • Những dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt thường thấy hơn ở đường tiết niệu, bao gồm dòng nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng, tiểu tiện nhiều hoặc ít đi, cảm giác đau hoặc rát bỏng khi tiểu tiện. Tuy nhiên, hầu hết mọi bệnh nhân chỉ thấy có một vài triệu chứng nào đó.
Bài viết liên quan

Cách chữa trị bệnh đi tiểu ra máu

Nếu đi tiểu ra máu do sử dụng thuốc, ăn thực phẩm màu: Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và ngưng sử dụng các yếu tố này sẽ làm thay đổi màu sắc và hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất.

Cách điều trị đi tiểu ra máu
Cách điều trị đi tiểu ra máu

Nếu bị đi tiểu ra máu do các bệnh lý: Điều trị chủ yếu theo 2 phương pháp: nội khoa và ngoại khoa. Việc muốn sử dụng phương pháp nào lại phải phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên dù điều trị bằng cách nào thì cũng cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh mới đạt được kết quả nhanh chóng.

Các cách điều trị theo từng nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Thường sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng tiểu máu sẽ giảm dần trong vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc, nhưng bệnh nhiễm trùng định kỳ có thể cần nhiều phương pháp điều trị và thời gian lâu hơn.
  • Sỏi thận: Uống nước nhiều và hoạt động là biện pháp đơn giản và dễ dàng để loại bỏ sỏi thận. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả thì bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp xâm lấn sâu hơn như: dùng sóng xung kích để phá vụn sỏi thận, hoặc có thể phải phẫu thuật để loại bỏ.
  • Mở rộng tuyến tiền liệt: Bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp làm giảm triệu chứng và phục hồi chức năng bình thường của đường tiết niệu. Đầu tiên sẽ sử dụng thuốc đặc trị. Khi thuốc không đỡ, có thể sử dụng phương pháp chiếu nhiệt, tia laser hoặc sóng âm để tiêu diệt tế bào tuyến tiền liệt… tuy nhiên đây là biện pháp cuối cùng.
  • Ung thư: Phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư là phương pháp thường được sử dụng. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, hoặc lành hay ác tính…của khối u mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc loại bỏ hoàn toàn bàng quang. Có thể kết hợp với phương pháp hóa trị….
  • Rối loạn di truyền: Với trường hợp hội chứng Alport nghiêm trọng phải áp dụng biện pháp chạy thận, còn các trường hợp thiếu máu sẽ điều trị bằng truyền máu, hoặc nếu có điều kiện tốt có thể cấy ghép tủy xương.

Với các bệnh khác liên quan đến thận, thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể tương ứng với nguyên nhân gây bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ: Đi tiểu ra máu có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng cho người bệnh. Vậy nên, khi phát hiện bản thân xuất hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế có uy tín và chất lượng tốt thăm khám tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị ngay, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Đặc biệt, khi thấy tình trạng tiểu ra máu kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày mà vẫn không khỏi thì nên nhanh chóng tới các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa ngay. Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu, các thuốc Nam chưa rõ nguồn gốc cũng như chậm trễ trong việc đến khám sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan

Các bênh thường gặp