Đánh giá:
Chia sẻ:
Nhiễm virus HPV: Hầu hết các trường hợp mắc Ung Thư Cổ Tử cung là do người bệnh nhiễm virus HPV trong nhiều năm. Không tầm soát tế bào ung thư và khám phụ khoa định kỳ.
Hút thuốc lá: Các chất độc hại trong khói thuốc góp phần phá hủy các tế bào bình thường và đẩy nhanh quá trình phát triển của tế bào ác tính.
Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài: Các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng về việc uống thuốc ngừa thai trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung;
Sử dụng thiết bị trong tử cung: Một nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ từng sử dụng dụng cụ tử cung (IUD, một thiết bị được đưa vào tử cung của bạn để ngăn ngừa mang thai) có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung thấp hơn bình thường.
Thuốc DES: Những phụ nữ có mẹ từng sử dụng thuốc DES – loại thuốc dưỡng thai dùng phổ biến từ năm 1950-1970 có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.
Quan hệ tình dục sớm, sinh đẻ sớm, sinh đẻ nhiều lần, quan hệ với nhiều người cũng là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.
Ức chế miễn dịch: Thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây ra bệnh AIDS, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung;
Nhiễm chlamydia: một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ tăng cao nếu bạn đã hoặc nhiễm chlamydia;
Ngoài ra, bệnh ung thư cổ tử cung còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên như: Thói quen vệ sinh cá nhân kém trước và sau khi quan hệ tình dục; ăn ít trái cây và rau quả; phụ nữ thừa cân hoặc do yếu tố di truyền (Nếu mẹ hoặc chị em bị ung thư cổ tử cung, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên 2-3 lần cao hơn so với người bình thường).
Đau vùng chậu: Tự dưng bạn thấy những cơn đâu bất thường ở vùng chậu, những cơn đau này có thể cảnh báo bạn đang có nguy cơ bi mắc bệnh ung thư tử cung cao. Bình thường những cơn đau có thể là do chị em tới ngày kinh nguyệt rồi bị chuột rút gây đau vùng chậu, thế nhưng nếu những ngày bình thường mà cũng bị, thêm vào đó là những dấu hiệu đau nhức ở vùng chậu thì cần phải chú ý. Cần tới bác sĩ để có thể được chuẩn đoán một cách chắc chắn nhất về bệnh.
Dịch âm đạo có màu bất thường: Dịch âm đạo bỗng dưng có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn màu hồng của máu và gây ra mùi khó chịu, trường hợp này có thể bạn đang gặp một số bệnh về vùng dưới đó có thể là do ung thư buồng trứng hay viêm voì trứng, ung thư tử cung… tốt khi gặp triệu chứng này thì bệnh nhân nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên biểu hiện đó.
Chảy máu bất thường: Nếu âm đạo bị chảy máu một cách bất thường thì bạn nên cảnh giác. Bình thường, mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, có người chảy nhiều, có người chảy ít. Tuy nhiên, nếu không xác định rõ được nguyên nhân tại sao chảy máu thì nên đi khám ngay để xem có phải do ung thư cổ tử cung gây ra không.
Chu kì kinh nguyệt bất thường: Chu kì kinh nguyệt của chị em nói lên rất nhiều điều, nếu khi tử cung bị kích thích do ung thư tử cung thì nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng theo chu kì bình thường của cơ thể người phụ nữ. Sự cân bằng hormone cũng bị thay đổi. Kết quả là chu kì kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm… Vì vậy, chị em không được bỏ qua dấu hiệu khác thường này.
Bất thường trong tiểu tiện: Khi bạn hắt hơi mà bị són tiểu hay khi đi tiểu có máu, đau thì nên đi khám ngay lập tức. Rất có thể bạn bị ung thư cổ tử cung. Trường hợp này rất nguy hiểm. Nếu đúng là ung thư cổ tử cung thì các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
Thiếu máu: Thiếu máu có thể xảy ra với bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.
Tiêm vắc xin HPV phòng bệnh ung thư cổ tử cung
Vắc xin HPV có thể giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ ở phụ nữ, phòng ngừa mụn cơm sinh dục và ung thư hậu môn ở cả nam và nữ.
Độ tuổi tốt để tiêm vắc xin HPV thường là các bé gái ở độ tuổi từ 10-12 tuổi và đa số chưa tiếp xúc với vi rút HPV. Phụ nữ ở độ tuổi 20-25 chưa quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm nhưng hiệu quả giảm 1.5 lần. Phụ nữ trên 25 tuổi và đã quan hệ tình dục thì vẫn tiêm được nhưng hiệu quả giảm đi đáng kể.
Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học
Tạo thói quen vận động, nghỉ ngơi hợp lý
Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:
- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.
- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.
Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa
Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời
Bình luận